QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHÀ BƠM CHỮA CHÁY
A/ MÔ TẢ HỆ THỐNG BƠM PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY : Hệ thống bơm PCCC
được lắp đặt bao gồm 03 cụm bơm và 01 tủ điều khiển cho hệ thống với các thông
số kỹ thuật cơ bản sau:
1a : Bơm chữa cháy bằng động cơ điện chuyên dung (Bơm chính)
1b: Bơm chữa cháy bằng động cơ Diesel chuyên dùng ( Bơm dự phòng
)
1c : Bơm bù áp lực trong đường ống ( Bơm bù áp)
2: Tủ điều khiển cho hệ thống bơm PCCC ( Fire pums Controller
panel)
Tủ điều khiển cho : 01 Bơm chính 01 bơm dự phòng 01 bơm tăng áp
Tủ hoạt động trên nguyên lý tự động / bán tự động. Kèm theo các thiết bị hiện
thị sau : Vôn kế,Ampe kế, và hệ thống đèn hiện thị tình trạng hoạt động của hệ
thống bơm PCCC.
HỆ THỐNG NHÀ BƠM CHỮA CHÁY
B/ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG BƠM PCCC:
Hệ thống bơm với mục đích sự dụng trong PCCC nên luôn đặt trong
tình trạng sẵn sang hoạt động cao nhất ,và thời gian bơm đẩy tải không cho phép
vượt quá 10 giây (s) đối với bơm điện .Do đó yếu tố an toàn cho cả hệ thống là
đặc biệt quan trọng. Để tiến hành chạy thử hệ thống cần thực hiện các tháo tác
cơ bản như sau:
1: Kiểm tra lại bơm và hệ thống lần cuối trước khi khởi động:
Sau khi hệ thống bơm được lắp đặt hoàn thiện thi ta tiến hành
bắt đầu cho chạy thử , để tránh những sai sót do nguyên nhân chủ quan và khách
quan người sự dụng (có nghiệp vụ chuyên môn ) cần tiến hành kiểm tra theo quy
đinh sau đây: -Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bơm như : Độ đồng trục giữa
bơm và bộ phận truyền động ,khớp nối bơm,….
– Kiểm tra tình trạng hệ thống điện (điện áp nguồn cấp vào đã có
chưa )
– Kiểm tra sự chênh lệch điện áp giữa các pha .
– Kiểm tra cách đâu điện của động cơ ,sự cách điện .
– Kiểm tra chiều hoạt động của bơm .
– Kiểm tra tình trạng tủ điều khiển cho hệ thống bơm .
– Kiểm tra tình trạng hệ thống van : Van cửa ( gate valve) ở đầu
vào của bơm ,sau đó mở hết van nước mồi để tự mồi cho bơm .
– Xả khí trong đường ống bằng cách mở van xả trên bơm cho đến
lúc có tia nước đặc không còn bọt nước thì khoá van lại .
– Khoá van mồi lại khi đường ống hút đã được điều tiết đầy nước
.
– Kiểm tra tình trạng hệ thống đồng hồ áp lực ( pressure gauguges ).
2: Khởi động bơm điện ( Bơm chính)
Sau khi thao tác kiểm tra hoàn tất, người sự dụng tiến hành khởi
động máy bơm với quy trình như sau:
2a: Đối với chế độ bằng tay: Người vận hành bắt đầu chuyển công
tắc AOM trong tủ điều khiển của bơm về chế độ MAN lúc đó các đèn báo tín hiệu
sẽ hiện thị tình trạng của mỗi bơm.(Khi chưa hoạt động thì trên tủ sẽ hiện thị
báo 03 đèn báo mất pha sang , đồng hồ vôn hiện thi 380V, đèn Stop (sp) sang .
Dùng tay ấn vào tín hiệu khởi động Start (st) hiện thị trên tủ trong thời gian
khoảng 01 giây (s) cho đến khi bơm hoạt động có đèn tín hiệu Run bật xanh .
Lưu ý : Đối với chế độ này dùng để kiểm tra máy hoặc hệ thống
điều khiển tự động bị hỏng khi bơm chạy là hoạt động hết công suất không phụ
thuộc vào áp lực đường ống mà chỉ phụ thuộc vào áp lực của bơm.
2b .Tắt máy : Dùng tay ta ấn vào nút Stop (sp) hiện thị trên tủ
khoảng 01 giây(s) cho đến khi bơm ngừng hoạt động lúc đó đèn tín hiệu Stop bật
sang .
2c . Đối với chế độ chạy tự động.
Với hệ thống PCCC là hệ thống luôn đặt trong tình trạng sặn sang
hoạt động . Đặc biện cho các toà nhà văn phòng ,nhà máy hiện đại ngày may hệ
thống mày được sự dụng theo nguyên lý hoàn toàn tự động . Để khởi động hệ thống
này người sự dụng chuyển tất cả các công tắc trên tủ điện điều khiển về vị trí
AUTO .Sau đó cài đặt các áp lực cần thiết để bơm chạy tự động ( Trên công tắc
áp lực – pressure switch). Hệ thống này được hoạt động như sau :
+ Áp lực trong hệ thống đường ống luôn duy trì ở :P1 Max =
……bars. Khi áp lực trong hệ thống đường ống tụt xuống P1 Min= …. bars trong
khoảng thời gian từ 02- 03 giây (s) bơm bù sẽ tự khởi động và hoạt động để duy
trì áp lực trong toàn bộ hệ thống đường ống đạt tới P1 Max = …… bars .
Lưu ý : Đối với hệ thống bơm PCCC khi bơm bù hoạt động để duy
trì áp trong đường ống khi mà gặp phải sự cố thì bơm bù hoạt động không đủ áp
để chựa cháy thì bơm chính bắt đầu hoạt động khi áp tụt xuống còn P2Min=…… Bars
. Nhưng bơm, chính hoạt động mà vận không đủ áp lực để chựa cháy thì ngay lúc
đó bơm dự phòng bắt đầu hoạt động để tăng cường áp lực để phục vụ công việc
chựa cháy.Trong trường hợp này bơm làm việc hết công suất ./.
3: Khởi động bơm bù áp .
Sau khi kiểm tra các thao tác kỹ thuật trên thì ta bắt đầu cho
bơm bù áp hoạt động.
3a. Chế độ hoạt động bằng tay: Người vận hành bắt đầu chuyển
công tắc AOM trong tủ điều khiển của bơm về chế độ MAN lúc đó các đèn báo tín
hiệu sẽ hiện thị tình trạng của mội bơm.(Khi chưa hoạt động thì trên tủ sẽ hiện
thị báo 03 đèn báo mất pha sang , đồng hồ vôn hiện thi 380V, đèn Stop (sp) sang
. Dùng tay ấn vào tín hiệu khởi động Start(st) thì trên tủ đèn Run báo sáng thể
hiện bơm đang hoạt động
Lưu ý : Đối với chế độ này dùng để kiểm tra máy hoặc hệ thống
điều khiển tự động bị hỏng khi bơm chạy là hoạt động hết công suất không phụ
thuộc vào áp lực đường ống mà chỉ phụ thuộc vào áp lực của bơm.
3b .Tắt máy : Dùng tay ta án vào nút Stop (sp) hiện thị trên tủ
khoảng 03 giây(s) cho đến khi bơm ngừng hoạt động lúc đó đèn tín hiệu Stop bật
sang .
3c. Chế độ hoạt động tự động : Đối với bơm bù là một bơm luôn hoạt động để bù áp lực trong đường ống để duy trì áp lực để chữa cháy nên lúc nào cũng nằm trong tình trạng sẵn sàng hoạt động . Chuyển sang chế độ Auto ,bơm sẽ hoạt động khi áp lực trong đường ống tụt xuống ……bar và sẽ hoạt động lên tới ….bar để duy trì áp lực trong đường ống ,khi đạt tới …..bar bơm sẽ tự động tắt và đèn stop sáng
4: khởi động bơm diesel ( Bơm dự phòng)
Hệ thống bơm sự dụng cho mục đích pccc luôn đặt trong tình trạng
sẵn sàng hoạt động cao nhất ,và thời gian để bơm hoạt động đầy tải không cho
phép vượt quá 15 giây đối với bơm Diesel .Do yếu tố an toàn cho cả hệ thống cần
thực hiện các thao tác cơ bản như sau:
4a: kiểm tra lại bơm và hệ thống lần cuối trước khi khởi động :
– Sau khi hệ thống bơm đã được lắp đặt xong hoàn thiện để tránh
những sai sót do nguyên nhân chủ quan và khách quan người sự dụng (có nghiệp vụ
chuyên môn) cần tiến hành kiểm tra theo quy trình sau :
– Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bơm như :độ đồng trục của
bơm và bộ phận truyền động ,khớp nối …
– Kiểm tra tình trạng nhớt ,dầu ,két nước làm mát .
– Kiểm tra hệ thống điện ácquy có đảm bao hay không .
– Kiểm tra tình trạng tủ điều khiển cho bơm.
– kiểm tra hệ thống điện cấp vào cho tủ điện.
– Kiểm tra tình trạng hệ thống van ( van đường ống hút và đường
ống đẩy )
– Kiểm tra hệ thống nước mồi bằng cách mở van cửa ở đầu vào của
bơm ,sau đó mở van nước để tự mồi cho bơm.
– Kiểm tra tình trạng nước trong bể .
– Kiểm tra tình trạng hệ thống đồng hồ áp lực .
– Ngoài ra người sự dụng cần đọc kỹ những tài liệu kỹ thuật
hướng dẫn do nhà sản xuất thiết bị cung cấp.
4b.Khởi động bơm :
Sau khi thao tác kiểm tra hoàn tất ,người sự dụng tiến hành khởi
động máy bơm với quy trình sau.
4c. Chế độ bằng tay : Chuyển AOM trong tủ điều khiển của bơm về
chế độ MAN lúc đó các đèn báo tín hiệu sẽ hiện thị. – Dùng tay ấn Start hiện
thị trên tủ điện trong khoảng 3 giây cho đến khi bơm hoạt động ,sau một lúc máy
chạy thành công thì đèn run bật sáng . Lưy ý : với chế độ này dùng để kiểm tra
máy ,hoặc phần tự động bị hỏng ,khi máy chạy là hoạt động hết công suất không
phụ thuộc vào áp lực đường ống mà chỉ phụ thuộc vào áp lực của bơm.
4d .Tắt máy : – Dùng tay ấn Stop giữ khoảng 5 giấy sau đó nhả ra
máy sẽ tự động tắt ,và đèn stop sáng .
4e : Chế động tự động – Luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chữa
cháy ,cho nên trên tủ ta chuyển vị trí điều khiển sang vị trí AUTO . sau đó cài
đặt công tắc áp lực cần thiết để bơm chạy tự động – Hệ thống được hoạt động như
sau: -Áp lực trong đường ống luôn duy trì ở mức ….bar , khi áp lực trong hệ
thống tụt xuống ….bar thì bơm diesel sẽ hoạt động để thực hiện công việc chữa
cháy .( Khi bơm diesel hoạt động thì sẽ hoạt động hết công suất không tự tắt )
4g : Khuyến cáo : Đối với bơm diesel chạy tự động chứ không tự động tắt vì khi đặt chế độ như thế sẽ làm hỏng cục đề tại máy ,khi trong đường ống không kín thì việc đóng mở liên tục làm hỏng cục đề ngay .Cho nên chỉ đặt chế độ tự chạy chứ không tự tắt. * Lưu ý : Khi bơm hoạt động cần phải xả khí tại điểm cao nhất của hệ thống đến khi nước ở vòi phun (Hosereel) là cột nước đặc.
5 : Chế độ vận hành – Bảo dưỡng bơm: Bơm và các thiết bị bơm
luôn được tiến hành kiểm tra và vận hành ,bảo dưỡng định kỳ . Thông thường
người sự dụng cần thực hiện tiến hành công việc và duy trì chế độ này 01
lần/tuần.
+) Tiến hành chạy thử định kỳ theo các bước đã nêu trên .
+) Tiến hành kiểm tra định kỳ các thiết bị theo các bước đã nêu
trên .
+) Đọc kỹ các quá trình bảo dưỡng và vận hành thử nếu cần bất cứ
thông tin ,tài liệu nào tốt nhất hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp .
6: Các vấn đề thường xẩy ra :
– Trong quá trình vận hành bơm người sự dụng có thể gặp phải một
số về tình huống và sự cố .Do đó nên thực hiện những thao tác sau :
+ . Trong trường hợp sự cố nhỏ (Có danh theo danh sách chi tiết)
Thì người sự dụng phải ngừng khởi động bơm, giữ nguyên hiện trạng, cử nhân viên
kỹ thuật có chuyên môn phối hợp với văn phòng đại diện của nhà sản xuất cùng
nhau xử lý .
+ .Trong trường hợp sự cố có liên quan đến tình trạng hoạt động
của bơm ,môtơ ,thì lúc đó ngay lập tức ngừng bơm ngay ,giữ nguyên hiện trạng .Thông
báo ngay cho văn phòng đại diện của nhà sản xuất để tìm phương án giải quyết.
+ . Trên đây là một số tóm lược về quy trình vận hành chung của
hệ thống bơm PCCC và cách giải quyết một số sự cố ,hy vọng sẽ giúp cho việc vận
hành bơm được dễ dàng hơn.
Lưu ý: Áp lưc cài đặt cho máy hoạt động trong đường ống phụ
thuộc vào người sự dụng cài đặt Phần điều khiển còn tùy vào nhà thầu lắp đặt.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0982.212. 114 hoặc
0979.565.208
Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37.
Địa chỉ: Số 279, đường Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Hotline: 0982.212.114 (Zalo) hoặc 0911.990114 (Zalo)
Website: Diencophuchung.com
Nhận xét
Đăng nhận xét